Đồ cũ đây,cứ lấy miễn phí
Đồ cũ đây,cứ lấy miễn phí,thu mua đồ cũ giá cao
Đồ cũ đây,cứ lấy miễn phí
Nhiều người ở TP Tam Kỳ (Quảng Nam) không khỏi tò mò khi thấy có hai quầy quần áo cũ đặt trên vỉa hè đường Văn Cao và Trần Cao Vân với dòng chữ “Ai thừa đến ủng hộ, ai thiếu đến lấy”.
Những bộ quần áo cũ được giặt giũ sạch sẽ, những đôi giày, nón bảo hiểm, sách vở... được gom góp lại đặt trên quầy ngăn nắp cho người có hoàn cảnh khó khăn đến lấy về dùng.
Câu chuyện cảm động ấy được viết nên từ tấm lòng của những người trẻ thuộc nhóm phượt Tam Kỳ.
Thừa đến cho, thiếu đến nhận.
Căn nhà xây nhỏ nằm ở đường Văn Cao của anh Tạ Thanh Nghĩa (thành viên nhóm phượt Tam Kỳ) gần một tháng nay được làm nơi tập kết đồ cũ. Ai cho gì nhóm cũng nhận.
Rồi họ đem những đồ cũ ấy giặt sạch, đặt ra quầy cho những người nghèo hơn đến lựa chọn đem về dùng.
Anh Nghĩa kể nhóm phượt Tam Kỳ của anh có 20 thành viên hoạt động thường xuyên gồm học sinh, sinh viên hay những người đã đi làm.
Từ khi quầy hàng nhỏ ấy được đặt trước nhà anh, nhiều người ở TP Tam Kỳ biết và đem vật dụng không dùng nữa nhưng vẫn còn xài được đến tặng những người thiếu thốn hơn.
Có người do bận không đến được thì điện thoại các thành viên trong nhóm đến nhận giúp.
Bất kể lúc nào có ai điện, các bạn trẻ đều đến để nhận về. “Những lúc mình đi vắng, có người đem quần áo đến để trước nhà rồi đi, mình về thấy xúc động lắm” - anh Nghĩa bộc bạch.
Mới đây khi thấy người ủng hộ quầy hàng ở đường Văn Cao nhiều quá, nhóm phượt Tam Kỳ tiếp tục mở thêm một quầy nữa ở đường Trần Cao Vân cách đó vài cây số.
Chị Trần Thị Bích Đào - thành viên nhóm phượt Tam Kỳ - cho biết đến nay đã có hàng nghìn bộ quần áo cũ được nhóm gom góp lại, giặt giũ sạch sẽ để trên hai quầy hàng.
Quần áo cũ ở đây rất nhiều chủng loại, từ đồ trẻ em đến người lớn, các cụ già đều có.
Thường những giờ trưa hoặc chiều là thời điểm người dân đến nhận quần áo cũ nhiều nhất. Họ là những người làm thuê, công nhân, các chị mua phế liệu hay những cụ già.
“Họ tới chọn lựa cho mình những vật dụng cần và không giới hạn số lượng chi hết, cứ lấy bao nhiêu cũng được” - chị Đào nói.
Cũ người, mới ta!
Sáng sớm, cụ Nguyễn Văn Bảy (60 tuổi, phường Hòa Thuận, TP Tam Kỳ) đạp chiếc xe cọc cạch đến quầy hàng của nhóm phượt Tam Kỳ.
Dựng xe, cụ chậm rãi lại quầy hàng chọn cho mình bộ áo quần phù hợp. Chọn xong, cụ mặc áo ướm thử thấy vừa vặn, khuôn mặt cụ hớn hở, vui đến lạ.
“Cũ người, mới ta. Nghe bà con nói có quầy hàng của các cháu có tặng áo quần miễn phí, tui tới tìm. Thấy sạch sẽ, miễn mặc vừa là được, không kể cũ mới chi hết” - cụ Bảy cười khà khà.
Trưa nắng, chị Phan Thị Hồng (43 tuổi, phường Hòa Hương, TP Tam Kỳ) chạy xe máy chở một bao áo quần đến quầy hàng trao cho các thành viên của nhóm. Áo quần còn thơm mùi nước xả vải.
“Đây là áo quần của gia đình, tui xin thêm họ hàng, bà con lối xóm nữa, giặt sạch đem đến đây” - chị Hồng cười.
Anh Nghĩa tâm sự hằng ngày khi đi làm về, anh và các thành viên thấy các chiếc móc trên quầy trống không có áo quần, vậy là chúng đã đến được tay người nghèo rồi. Đó cũng là động lực cho các thành viên của nhóm tiếp tục làm công việc thiện nguyện của mình.
“Nói ở thành phố chứ cũng còn nhiều người thiếu thốn lắm. Nhìn họ vui mừng khi chọn được cho mình và các con bộ quần áo vừa vặn, chúng tôi vui lắm” - anh Nghĩa bộc bạch.
Các tin khác
- Hướng dẫn mua bếp từ cũ chất lượng (22/05)
- Làm giàu với nghề kinh doanh mua bán đồ cũ (21/05)
- Dịch vụ mua bán thanh lý đồ cũ uy tín Sài Thành (21/05)
- Dịch vụ bán thu mua đồ cũ online tại tphcm (21/05)
- Những món đồ tốt nhất nên mua ở dạng đồ cũ (10/08)
- Điểm tên các loại đồ cũ không nên mua sử dụng (10/08)
- Điểm danh những chợ đồ cũ có tiếng sài gòn (07/08)
- Rầm rộ trào lưu sử dụng đồ secondhands (11/07)
- Cách lựa chọn mua đồ cũ văn phòng giá tốt (11/07)
- Những lưu ý khi đi mua đồ thanh lý cũ (14/06)